Làm cách nào để hết nghiến răng khi đi ngủ?

19:18 |

Nghiến răng khi đi ngủ là một trong những tật nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến răng miệng, thậm chí còn có thể gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người bị mắc phải. Vậy, phải làm thế nào để hết nghiến răng khi ngủ? Sau đây, chúng tôi cùng các bác sĩ nha khoa sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu vấn đề này. Đừng bỏ qua nhé!

1. Hiện tượng nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng khi ngủ là hiện tượng khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ (chủ yếu ở độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi). Đó là hiện tượng các cơ nhai vận động một cách vô thức, không mục đích khiến hai hàm cọ sát vào nhau và tạo ra tiếng động lớn trong khi ngủ. Hoạt động bất thường này thường gây cảm giác đau nhức cho người bệnh vào mỗi sáng thức dậy. Hơn nữa, nó còn có thể làm ảnh hưởng đến những người xung quanh khi phải nghe những tiếng kêu to do răng phát ra vào ban đêm. 
lam-cach-nao-de-het-nghien-rang-1
Làm thế nào để hết nghiến răng khi ngủ?

2. Nguyên nhân của tật nghiến răng vào ban đêm

Yếu tố các bệnh thần kinh là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nghiến răng trong khi ngủ. Có thể kế đến một số bệnh như: rối loạn giấc ngủ, sau chấn thương sọ não, nghiện rượu, nghiện thuốc lá. Yếu tố tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nghiến răng đặc biệt là khi bị stress. 
lam-cach-nao-de-het-nghien-rang-2
Nguyên nhân gây ra nghiến răng là gì?
Khi bị stress mỗi người lại có một phản ứng khác nhau, một số người có triệu chứng viêm loét dạ dạy hoặc cao huyết áp, một số khác lại có biểu hiện nghiến răng trong lúc ngủ. Đặc biệt, hiện tượng này thường gặp ở những phụ nữ mang thai và sinh nở, bởi trong thời kỳ này họ thường cảm thấy lo âu, căng thẳng và mệt mỏi.

3. Nghiến răng gây hại cho răng như thế nào?

Hiện tượng nghiến răng lâu ngày sẽ khiến cho răng bị mài mòn và làm cho men răng bị phá hủy gây tiêu sưng và nha chu viêm. Mặt khác, nghiến răng còn gây phì đại cơ nhai, cơ thái dương, gây đau khi đụng chạm vào các cơ này.
lam-cach-nao-de-het-nghien-rang-3
Nghiến răng gây ra những hậu quả gì?
Hiện tượng nghiến răng lâu ngày dẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến răng tê buốt, lung lay thậm chí có khi còn bị nứt gẫy răng vĩnh viễn. Ngoài ra, những người bị mắc phải tật nghiến răng thường thấy lo âu và căng thẳng ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động hàng ngày của người bệnh.

4. Làm sao để hết nghiến răng khi ngủ?

Để có thể khắc phục được hiện tượng này thì việc đầu tiên cần phải xác định nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là gì? Để làm được điều đó bạn nên đến các trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám, chuẩn đoán và chữa trị kịp thời. 
Để hạn chế những hậu quả mà nghiến răng để lại thì bạn nên đeo máng nhai khi đi ngủ thường xuyên tập thư giãn khớp hàm bằng các động tác đơn gian như việc thả lỏng cơ miệng, hàm dưới ở trạng thái nghỉ. Ngoài ra, bạn nên đi bộ và tăm nước ấm trước khi đi ngủ để có một giấc ngủ sâu và tinh thần thoải mái. 
Trên đây là một số thông tin bổ ích về bệnh nghiến răng. Nếu phát hiện ra ình bị nghiến răng thì các bạn nên đi khám ngay để có thể điều trị kịp thời, tránh được những hậu quả xấu do nghiến răng gây ra.
Read more…

Răng bị mòn do nghiến răng nhiều thì phải làm sao?

23:53 |

Một hàm răng đẹp đúng chuẩn và không bị mắc các bệnh về răng như sâu răng, chảy máu chân rằng là một điều mà hầu hết các chị em phụ nữ đều mong muốn. Tuy nhiên, có một số người thược bị tật nghiến răng vào ban đêm gây mòn răng và làm giảm chất lượng trong quá trình nhai thức ăn hàng ngày. Vậy, phải làm thế nào?

1. Bệnh mòn răng có biểu hiện như thế nào?

Mòn răng phải làm sao 1
Biểu hiện của mòn răng và cách chữa trị hiệu quả
Mòn răng là hậu quả mà tật nghiến răng để lại. Bởi vì, khi bị mắc tật nghiến răng thì con người không thể chủ động được hành vi của bản thân, lúc này do lực cọ sát giữa hai hàm quá mạnh nên thường gây ra mòn và đau nhức hai hàm răng.
Biểu hiện của bệnh mòn răng rất dễ nhận biết. Cổ răng có dấu hiệu bị khuyết và lõm vào trong như hình chữ V, thường thấy ở vùng răng trước. Ngoài ra, mòn rằng còn bị ở các mặt nhai của răng, đặc biệt là răng hàm.
2. Bệnh mòn răng có triệu chứng như thế nào?
Khi mắc phải bệnh mòn răng bạn sẽ cảm thấy tê buốt khi ăn phải những thức ăn chua, nóng hoặc lạnh. Khi ăn thức ăn thường bị cặn lại ở các chỗ bị khuyết, gây ra mất thẩm mỹ và gây cảm giác khó chịu cho con người.

3. Cách điều trị mòn răng do nghiến răng gây ra

Việc điều trị mòn răng còn phải phụ thuộc vào nguyên nhân từ đâu mà gây ra mòn răng. Nếu nguyên nhân là do nghiến răng thì bạn nên sử dụng máng nhai để tránh gây tổn thương đến chân răng để kết hợp điều trị. 
mon-rang-phai-lam-sao-2
Mòn răng do nghiến răng gây ra
Việc đầu tiên là bạn nên điều trị bảo tồn, đặc biệt đối với những người trẻ tuổi có thể sử dụng vật liệu composite để phục hồi đầy đủ hình dáng, chức năng của răng. Ngoài ra, chúng ta có thể dùng các vật liệu sứ hoặc kim loại để phục hồi đối với những mòn nhiều, cũng có thể bọc hoặc chụp răng.

4. Cách phòng ngừa

- Để răng không bị hư tổn và bị mòn thì trong quá trình ngủ bạn nên đeo hàm giả để bảo vệ răng, tránh hai hàm tiếp xúc với nhau khi bị nghiến. 
- Chải răng đúng cách và nên lựa chọn bàn chải lông mềm cùng với kem đánh răng phù hợp.
- Có quá trình ăn uống hợp lý, hạn chế ăn những loại thức ăn quá cứng và có chứa axit nhiều.
Đối với những tình trạng mòn răng ở mức độ nặng thì bạn nên tìm đến các bác sĩ nha khoa để được khám và chữa trị một cách hiệu quả và nhanh nhất. Không nên tự ý điều trị mà chưa có sự chuẩn đoán của bác sĩ. 
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh mòn răng do nghiến răng gây ra, hy vọng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quý bạn đọc. 
Read more…

Những tác hại mà tật nghiến răng để lại

19:44 |

Nghiến răng là một trong những tật xấu trong lúc ngủ rất nguy hiểm và nó ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe răng miệng mà nhiều người không hề hay biết. Vậy, nghiến răng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con người. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây nhé!

1. Tật nghiến răng là gì?

Tật nghiến răng là một trong những căn bệnh thường gặp ở con người (cả người lớn và trẻ nhỏ). Nó được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do bệnh nhân bị căng thẳng hoặc stress. Có một số trường hợp bệnh nhân bị mắc tật nghiến răng là do di truyền, hoặc do các răng mọc không đều nhau, khớp cắn bị lệch lạc do răng bị mất. Để có thể điều trị thành công căn bệnh này thì đòi hỏi phải xác định được rõ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, từ đó bác sĩ mới có các phương pháp điều trị hợp lý. 
Nghiến răng khi ngủ 1
Nghiến răng khi đi ngủ - cách điều trị nghiến răng hiệu quả

2. Tật nghiến răng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Những bệnh nhân mắc phải tật nghiến răng kéo dài thường cảm thấy đau nhức và mòn răng và đặc biệt là mòn mặt nhai. Điều này, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như hoạt động ăn uống của người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng răng sau này. Nếu trong trường hợp bệnh phát sinh ở trẻ nhỏ thì tình trạng mòn nhai và mòn răng diễn ra càng nhanh hơn vì lúc này răng các bé vẫn còn yếu, cấu trúc răng vẫn chưa được vững chắc như người lớn. 
Một số trường hợp nghiến răng nặng còn gây ảnh hưởng tới xương hàm và gây ra các vấn đề chức năng của răng, khiến cho các khớp cắn bị lệch, răng bị ảnh hưởng lớn do lực siết mạnh giữa các răng hàm trên và hàm dưới gây ra. 
Khi răng bị mài mòn phần nhai, tức là lúc này men răng sẽ bị ảnh hưởng. Khi men răng bị ảnh hưởng thì nó sẽ kéo theo những triệu chứng như đau nhức, tê buốt, khó chịu mỗi khi ăn những thức ăn nóng hoặc lạnh hoặc có vị chua cay.
Có thể bạn quan tâmBọc răng sứ có hại không?
Nghiến răng khi ngủ 2
Nghiến răng điều trị có khó không? - có nguy hiểm không?
Như vậy, chúng ta có thể thấy được tật nghiến răng gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng của người bệnh. Làm tổn thương tới chức năng nhai. Chính vì thế, khi phát hiện ra mình hoặc người thân trong gia đình mắc phải căn bệnh này thì hãy đến ngay các trung tâm nha khoa để các bác sĩ tư vấn và đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

3. Mẹo vặt chữa bệnh nghiến răng khi ngủ

Theo như lời các cụ ngày xưa, mua pín lơn của heo đực phải lấy cả dương vật, có dạng dây và dài bằng cái đũ tầm khoảng từ 15 đến 25 cm. Rửa sạch pín lơn bóp với muối cắt khúc rồi hấp cách thủy cho chín. Ăn khoảng từ 9 đến 10 ngày là sẽ hết. Đây là cách chữa bệnh nghiến răng hiệu quả mà dân gian hay áp dụng. Hy vọng với phương pháp này bạn có thể tạm bệt được căn bệnh quái ác này. Chúc các bạn may mắn!
Read more…

Bọc răng sứ có hại không?

20:54 |

Hiện nay, khi cuộc sống ngày càng ổn định cùng với sự phát triển của công nghệ thì nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng tăng cao. Cùng với đó là sự phát triển của nha khoa, việc thẩm mỹ răng hàm mặt được con người chú trọng hơn. Việc thực hiện bọc răng sứ cũng trở nên dễ dàng hơn.

1. Bạn nên bọc răng sứ khi nào?

Không phải ai cũng có thể tiến hành bọc răng sứ được mà còn phải tùy thuộc vào từng trường hợp và tình trạng cụ thể mà bác sĩ mới chỉ định có nên bọc hay không nên bọc. Theo các bác sĩ nha khoa cho hay: "khi răng bị sâu quá nhiều, miếng miếng bể quá lớn không thể trám được nữa, nếu trám thì miếng trám hay bị sút ra, lúc đó cần làm răng sứ. Còn đối với trường hợp răng bị mọc chen chúc, lệch lạc hay bị thưa hoặc bị ho mà đã thực hiện các kỹ thuật chỉnh nha nhưng không khả thi thì nên tiến hành bọc răng sứ thẩm mỹ". Như vậy, sẽ giúp tái tạo hình dáng của răng đem lại hàm răng trắng sáng và đều màu hơn. Những trường hợp răng bị nhiễm kháng sinh - tetracycline nặng, áp dụng phương pháp tẩy trắng răng không hiệu quả thì bọc răng sứ là phương pháp để thay thế lớp men răng sậm màu bằng lớp men sứ mới, trắng đẹp hơn.

Răng sứ có hại không 2
Bọc răng sứ lúc nào là hợp lý nhất?

2. Răng sứ có giữ được lâu không?

Thông thường răng sứ rất bền, tuy nhiên có rất nhiều loại răng sứ không rõ nguồn gốc thì có chất lượng kém hơn và gây nguy hại cho sức khỏe của con người. Răng sứ bền thường là các loại răng được làm từ các hãng danh tiếng ở Thụy Sĩ, Đức, Mỹ, Nhật Bản… có tuổi thọ từ 8 đến 15 năm, có khi nhiều hơn.
Đối với các loại răng sứ kim loại thường có độ bền từ 8 đến 15 năm. Ngoài ra, độ bền của răng sứ còn phụ thuộc vào thói quen chăm sóc và sử dụng răng của mỗi người. Để răng sứ có tuổi thọ lâu dài thì bạn nên có chế độ ăn uống và chăm sóc hợp lý. Lưu ý, khi làm răng sứ xog thì nên ăn những đồ mềm và nhẹ nhàng để quen được cảm giác ăn nhai, sau 1 đến 2 tuần thì sẽ quen dần và ăn uống như bình thường.
rang-su-co-hai-khong-1
Răng sứ có bền không?- Cách giữ răng sứ luôn trắng sáng

3. Răng sứ có nguy hiểm không?

Trong những ngày đầu khi bọc răng sứ chúng ta sẽ có cảm giác đau nhức và tê buốt, nhưng điều này còn phụ thuộc vào độ nhạy cảm của từng người cũng như tay nghề của bác sĩ điều trị. Chính vì thế, bạn chỉ nên làm răng sứ khi thật sự cần thiết. Hơn nữa, trước khi bọc răng sứ bạn nên tìm hiểu kỹ để có thể lựa chọn được nha khoa uy tín và bác sĩ có tay nghề tốt. 
Biến chúng của bọc răng sứ là rất ít và hầu như không có nếu như bạn lựa chọn được bác sĩ giỏi có các chuẩn đoán và điều trị chính xác. Hy vọng bài viết này sẽ cũng cấp nhiều thông tin cho quý bạn đọc.
Read more…

Nguyên nhân và tác hại của bệnh nghiến răng vào ban đêm

19:58 |

Nghiến răng khi ngủ là một trong những căn bệnh khá phổ biến và xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, do nó không làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của cuộc sống nên người bệnh thường chủ quan và dẫn đến những hậu quả khó lường. Để có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này, sau đây chúng tôi cùng các nha khoa hàng đầu tại Việt Nam sẽ chia sẽ cho quý bạn đọc một số nguyên nhân và tác hại của bệnh nghiến răng trong khi ngủ. Hãy cùng theo dõi nhé!


Nguyên nhân của bệnh nghiến răng khi ngủ


    Theo các chuyên gia nha khoa cho biết: bệnh nghiến răng trong khi ngủ thường do nhiều nguyên nhân gây ra mà chúng ta không thể nhận biết được. Hiện tượng xảy ra có thể là do di truyền từ bố, mẹ hoặc ông bà để lại, cũng có thể là do bản thân người bệnh hay lo lắng, hồi hộp thái quá dẫn đến thần kinh căng thẳng gây ra bệnh nghiến răng khó chịu này.

nguyên nhân nghiến răng 1

           Bệnh nghiến răng trong khi ngủ vào ban đêm

Ngoài ra, bệnh nghiến rằng còn do một số nguyên nhân sau đây:
- Do sốc tâm lý: Có nhiều sự kiện diễn ra ban ngày khiến bạn quá bất ngờ, gây sốc nặng về tâm lý cũng khiến bạn bị nghiến răng khi ngủ vào ban đêm.
- Do một số bất thường trong giấc ngủ: như gặp phải ác mộng, không gian ngủ có những tác động không tốt.
- Do khớp cắn không bình thường, răng mất, răng mọc không đều.
- Do chức năng ở hệ thần kinh trung ương trong cơ thể bị rối loạn.
- Trẻ em bị suy dinh dưỡng, người già sức khỏe yếu, người bị thiếu hụt canxi trong cơ thể.
- Uống nhiều rượu, đồ uống có cồn, cà phê, hút thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Bệnh nhân đang mắc một số bệnh có thể dẫn đến hiện tượng nghiến răng khi ngủ: viêm nha chu, co cứng các cơ hàm, viêm khớp thái dương hàm, suy nhược thần kinh…
- Bệnh nhân đang sử dụng một số loại thuốc mà tác dụng phụ của nó gây ra hiện tượng nghiến răng khi ngủ: Thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc trị suy nhược cơ thể,…

Bệnh nghiến răng gây ra những tác hại gì?



nguyên nhân nghiến răng 2
Tác hại của việc nghiến răng vào ban đêm

- Về giao tiếp: bệnh nghiến răng khi ngủ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và không ngủ được, lâu dần sẽ trở thành bệnh mất ngủ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.
- Làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Răng sẽ bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm hư hỏng các phục hồi nha khoa như làm gãy, sứt miếng hàn, gãy các hàm giả tháo lắp hoặc cố định.
- Dẫn đến các bệnh về răng miệng nếu không được xử lý kịp thời: giảm sự chắc chắn của răng, khiến răng yếu đi, mòn hơn, tạo cảm giác tê buốt.
- Khiến bạn trông già hơn: Bệnh nghiến răng diễn ra thường xuyên sẽ làm răng bị mòn làm giảm kích thước tầng dưới mặt, do đó trông bạn sẽ già hơn rất nhiều.
- Gây đau cơ: Do các cơ hàm bị co thắt trong suốt thời gian nghiến khiến người mắc phải tật này có thể bị mỏi, đau các cơ, đau đầu, cổ.
- Có thể gây ra các biến dạng trên khuôn mặt: Các cơ hoạt động quá mức trong khi bị nghiến răng có thể bị phì đại, làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông, rối loạn khớp thái dương-hàm với các dấu hiệu đầu tiên thường thấy là khó chịu hoặc đau ở khớp, há miệng, nhai hay nói chuyện khó, mỏi hàm, có tiếng kêu lạ,…

   Trên đây là những nguyên nhân cũng như những tác hại mà bệnh nghiến răng trong khi ngủ gây ra. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc, giúp bạn có thể nắm bắt được những tác hại mà bệnh nghiến răng gây ra để có những biện pháp phòng ngừa kịp thời.
Read more…